Sứ mạng của Đức Giêsu trên trần gian là gì?
Trước hết, Đức Giêsu đến trần gian để cứu chúng ta khỏi tội lỗi nên chúng ta gọi ngài là Đấng Cứu Độ hay Đấng Cứu Thế. Là tư tế, Ngài hiến dâng chính mình Ngài trên thập giá trong hành động của tình yêu hiến tế. Ngài cũng là một ngôn sứ nên Ngài giảng dạy 3 năm trước khi Ngài đi vào cuộc Vượt Qua và Tử Nạn của Ngài trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Thông điệp của Đức Kitô là thông điệp của lòng thương xót và tha thứ. Hầu hết các dụ ngôn Đức Giêsu công bố có một sứ điệp quan trọng của việc sống thương xót và tha thứ cho người khác.
Đức Giêsu cũng truyền lệnh các môn đệ và các tông đồ của Ngài rao giảng về Tin Mừng (Chẳng hạn: Nước Thiên Chúa đã đến gần). Từ lúc đó, tính thánh thiêng và thánh thiện của Tin Mừng trở nên sẵn sàng cho bất kì ai; bất cứ ai đón nhận và cộng tác cách tự do với ân sủng thần linh đều có thể đón nhận Tin Mừng. Và, điều này vẫn đúng cho hôm nay. Cái chết của Đức Kitô cứu chuộc bản tính con người và làm cho nó có khả năng đón nhận ân sủng thần thiêng từ các bí tích. Ngài nói với các môn đệ của Ngài trong Mt 28,19: “Hãy đi và làm cho tất cả dân tộc trở nên môn đệ và làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con,và Thánh Thần.”
Sau cùng, Đức Giêsu không chỉ mở cửa thiên đàng và tạo nên thiên đàng một lần nữa cho con người, mà Ngài còn cung cấp phương thế để con người trở nên thánh thiện và vì thế được lên thiên đàng. Ngài cũng nói trong Luca 9,23: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” Kitô giáo không phải là tôn giáo hoài niệm những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng là một cơ hội để bắt chước Đức kitô và theo Ngài trên trần gian và để vào trong thiên đàng.
Sứ mạng thánh hóa (tư tế), giảng dạy (ngôn sứ) và hướng dẫn cũng như lề luật (vua) của Đức Kitô được tiếp tục ngang qua sứ mạng của Giáo Hội trong bảy bí tích, bởi các bí tích làm chúng ta nên thánh thiện, thẩm quyền giảng dạy của Mẹ Giáo Hội, và phẩm trật (Đức Giáo Hoàng kế nhiệm thánh Phêrô, các Đức Giám Mục kế nhiệm các Tông đồ).