THA THỨ THẬT THÀ

70

Chúa nhật XXIV thường niên A

THA THỨ THẬT THÀ

Kính thưa Cộng Đoàn

Phải nói rằng, ngày hôm nay, như ngôn ngữ của tuổi teen là chơi game gài. Trang  Tin Mừng hôm nay phải nói rằng đúng là : Trong cuộc đời của mỗi ngày chúng ta hai chữ thôi!  Nhưng rất khó làm đó là:

Hai chữ gì ?

-Hai chữ tha thứ. Bởi vì,  một người nào đó mà xúc phạm đến mình: vợ xúc phạm chồng, chồng xúc phạm vợ,  khó tha thứ! Nó chỉ là lý thuyết thôi.

Bạn bè hay hàng xóm  xúc phạm đến mình, mình còn tha thứ được, nhưng mà còn với người ruột thịt hay người thân mà xúc phạm thì khó lắm! «Thương nhau lắm, cắn nhau đau» mà! Bởi vì, tha thứ không phải đơn giản.

Người ta vẫn thường đi theo cái  lối sống công bằng . Công bằng thôi! Ai mà vi phạm tới mình, thì mình trả thù.

Còn nếu mà trong cuộc sống mà cái sự ganh đua nó càng mạnh, thì  cái sự tha thứ nó càng khó !  Bởi vì không ai chấp nhận sự tha thứ, nhưng mà sự tha thứ đó sẽ làm cho con người được sự bình an.

Nếu như không tha thứ, thì người đó, đánh mất căn tính người Kitô hữu của mình. Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Côlôxê, ngài nhắc nhở chúng ta :  Anh em hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau.  Như Đức Kitô đã tha thứ cho anh em, thì anh em hãy tha thứ cho nhau.

Nếu ai nào đó không tha thứ, thì không còn là mang trong mình căn tính của người Kitô hữu nữa.

 Chúng ta thấy bài học của sự tha thứ nơi Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không những nói nhưng Chúa Giêsu đã làm gương cho sự tha thứ.

 Trên đỉnh đồi Canvê, không còn nỗi nhục nào bằng cái nỗi nhục nào! Không còn đòn roi nào kể xiết. Sự đau đớn mà người ta đánh cho một thân mình tội lỗi. Một thân mình đau đớn.

Đau quá! Đau Thể xác thì ít, mà đau phần hồn thì nhiều. Bởi vì,  chính những con người mà mình làm phép lạ, chính những con người mình trao ơn cho họ, hóa bánh ra nhiều nuôi họ, lại là những người: Đóng đinh nó đi, đóng đinh  nó vào thập giá đi!

Chúng ta thấy, Chúa Giêsu ở trong Tin Mừng thánh Máccô đã dạy cho chúng ta về sự tha thứ, về sự hòa giải:

–    Nếu anh em chuẩn bị đi đến mà dâng lễ vật, mà có sự bất bình với ai đó, thì hãy tha thứ đi.

 Ở chương 5 thì thánh Maccô cũng dạy : – Anh em nếu có sự bất bình thì đi làm hòa đi !

Cái bầu khí mà hòa bình, tha thứ đó! Chúa Giêsu không chỉ rao giảng, mà Ngài thực hiện.

 Còn nhớ đến Tin Mừng theo Thánh Mátthêu : – Tha cho anh em, thầy bảo anh em tha cho anh em.

 Và ở chương 18 này, Chúa Giêsu nói : – Anh em hãy tha thứ.

 Khi mà thánh Phêrô đã đưa ra vấn nạn tha thứ : «Cha thầy ở trên trời sẽ đối xử với  anh em như là, anh em đối xử với người khác» .

Và  nếu xét cho bằng cùng, tha thứ chính là tiêu chuẩn cần thiết, để được vào thiên đàng.  

Bởi vì, nếu không tha thứ mà còn giận hờn có nghĩa là không yêu thương nhau. Mà không yêu thương nhau, thì làm sao sở hữu được nước thiên đàng.

Và điều này, thánh Phêrô, chúng ta cho thấy, một người xem ra rất là phóng khoáng. Con số 7 là con số tròn đầy của người Do Thái.  Và thánh Phêrô rất là mạnh miệng : Con tha thứ 7 lần rồi!

7 lần là kinh khủng lắm ! Nhưng mà, chúng ta thấy, Chúa Giêsu không chỉ 7 lần, mà là 70 lần 7 .

Trên thánh giá người ta  chế giễu mình, nhục mạ mình. Nhưng rồi: « Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.»

Tha thứ có khi không phải chỉ là cái hành động nhất thời, nhưng mà phải là tha thứ mỗi ngày. Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm và cái tiến trình tha thứ đó, nó phải được kéo dài trong cuộc đời của  ta.

Mà nhiều lần, nhiều  lúc trong cuộc đời, có khi, có người này, có người kia từ chối và khước từ sự tha thứ. Bởi vì, họ nghĩ rằng người khác sai và đáng trừng phạt như thế là do lỗi của họ.

Và có những người đặt mình ở chiếu trên, có quyền tha thứ, nhưng người kia không đáng được tha thứ, để rồi họ không tha thứ cho nhau.

Có những người có khả năng xin được tha thứ, nhưng người khác lại không tha, từ chối trách nhiệm không tha. Và khi đó người đó mặt lấy tâm tình của một con người  kiêu ngạo.

– Làm trai phải đáng nên trai.Thực sự ra, có những con người đàn ông làm biếng và yếu nhược, nhưng rồi tự cao tự đại và không bao giờ cho mình sai. Và sau một thời gian sống, họ nhận ra sự thật. Và khi đó, họ cảm thấy con người họ thiếu sót và họ lại dễ tha thứ cho người khác. Còn nếu,  họ nghĩ, họ là người chủ trong gia đình và họ sống theo kiểu  «Chồng chúa, vợ tôi», thì cái sự tha thứ đó rất khó.

Tha thứ cho vợ chồng, con cái, cha mẹ không phải dễ đâu!

Khi chúng ta muốn tha thứ, thì chúng ta phải xin cái ơn khiêm nhường. Để rồi, chúng ta thấy, chúng ta cũng là những con người tội lỗi, cũng là những con người yếu đuối, để xin cho chúng ta được khiêm nhường.

Và rồi, chúng ta, cái chuyện quan trọng nhất đó là:

Chúng ta phải đi làm hòa với nhau. Mà, Chúa mời gọi đó :  “ Hãy đi làm hòa và hòa giải vô điều kiện.”

Gia đình nào cũng có nỗi khổ riêng.Gia đình nào cũng có những cái riêng của mình. Để rồi, không phải dễ, để mà tha thứ cho nhau.

Nhưng rồi, chúng ta thấy:  Nếu chúng ta tha thứ cho anh chị em đồng loại, chúng ta sẽ đón nhận được sự bình an.

                Và rất khó tha thứ, bởi vì chúng ta cứ phải bắt lỗi người này, người khác. Đừng bao giờ kể lỗi của người khác, thì chúng ta sẽ được tha thứ, và chúng ta tha thứ dễ dàng.

Chúng ta còn nhớ đến hình ảnh của Gia Kêu, Gia Kêu trèo lên cây sung và lòng chạm lòng mắt chạm mắt . Gia kêu đã thấy Chúa Giêsu và Chúa Giêsu không hề hạch tội. Tha thứ là tha thứ cho đến tận cùng . Và chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã tha thứ cho Gia Kêu đến tận cùng, khi không kết án ông. Dẫu rằng, người ta vẫn dán nhãn cho ông là một người thu thuế đầy tội lỗi.

Trong Kinh Hòa Bình, chúng ta thấy, lời Kinh Hòa Bình rất là hay:

Lạy CHÚA, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù. Đem thứ tha vào nơi lăng nhục.  Đem an hòa vào nơi tranh chấp…vì chính khi thứ tha, là khi được tha thứ .

Đó là hai vế của một phần mệnh đề :  Nếu chúng ta tha thứ cho anh chị em đồng loại chúng ta, thì chúng ta cũng được tha thứ từ Chúa Giêsu.  Bởi vì:  Con người là lầm lỗi, lầm lỗi là con người.

Tha thứ là thần thánh, thần thánh là tha thứ.

Khi chúng ta mặc lấy con người yếu đuối, chìm trong cái con người, thì chúng ta không bao giờ nhận ra được lỗi của mình và khó tha thứ cho người khác. Còn khi chúng ta nhận ra yếu đuối của mình, để chúng ta tha thứ cho người khác, thì cái tiến trình làm thánh nó gần hơn con người của chúng ta. Con người mang trong mình căn tính là thánh thì dễ tha thứ cho người khác lắm . Còn nếu mình là con người thì mình sẽ không bao giờ chịu tha thứ cho người khác.

Tôi nói rằng tôi không tha họ, bởi vì tôi kiêu ngạo.  Tôi nói rằng tôi không tha họ, bởi vì tôi thành toàn, tôi đạo đức hơn người khác.

Và nói tới đây, con nhớ đến một câu nói rất hay:

– Người đầu tiên biết xin lỗi là người dũng cảm nhất.

– Người đầu tiên biết tha thứ là người mạnh mẽ nhất.

– Người biết quên đi quá khứ đau buồn, đó là người hạnh phúc nhất.

Cầu chúc cho mỗi người chúng ta đặt mình trước mặt Chúa như Chúa Giêsu đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta, thì chúng ta phải yêu thương và tha thứ cho anh chị em đồng loại. Đặc biệt, người biết quên đi quá khứ đau buồn, là người hạnh phúc nhất!

Cầu chúc cho mỗi người chúng ta là người hạnh phúc nhất! Bởi vì, chúng ta sẵn sàng, chúng ta quên đi những cái quá khứ đau buồn trong cuộc đời của chúng ta. Amen.