Tổng Giám mục Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam để tỏ tình thân ái, tương trợ

116

Tổng Giám mục Joseph E. Kurtz của Louisville, Kentucky, đã viếng thăm Việt Nam để động viên và nâng đỡ trường Công giáo cấp đại học đầu tiên ở Việt Nam trong 40 năm qua. TGM Kurtz cũng nhân cơ hội này nói với người Công giáo Việt Nam rằng “họ không bị lãng quên.”

Tổng giám mục Kurtz cho biết, “Giáo hội ở Việt Nam đã chịu nhiều gian khổ và… đàn áp tôn giáo, và từng bước một đã có một vài tiến triển.

Tôi nghĩ Hội đồng Giám mục Quốc gia Việt Nam theo lẽ tự nhiên sẽ muốn tìm những người thân thiện và những cơ hội được giúp đỡ, không phải chỉ là những hỗ trợ hữu hình, mà còn là một sự ủng hộ hết lòng qua những chuyến viếng thăm. Và điều này có ý nghĩa rất lớn với người Công giáo ở Việt Nam, bởi rất nhiều người trong gia đình của họ đã nhập cư vào Hoa Kỳ.

Một phần mục tiêu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trong chuyến đi này là muốn biết mình có thể giúp được gì cho Học viện Công giáo mới thành lập ở Việt Nam.

Đây đúng là một bước tiến lớn mà giáo hội có được với chính quyền. Ở Việt Nam, hầu như chuyện gì cũng phải được chính quyền phê chuẩn trước, nên thật ấn tượng khi chính quyền chấp thuận cho Học viện này.

Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ muốn giúp xây dựng thư viện cho học viện, hỗ trợ các chương trình cần đưa sinh viên đến Hoa Kỳ để học tiếng Anh, và giúp lập kế hoạch cho các giáo sư đến thính giảng.

Điều quan trọng là tôi có thể cảm nghiệm được chứng tá đức tin của những người đã phải đấu tranh để sống đức tin của mình.”

Dưới chế độ Pháp từ thế kỷ XIX cho đến tận năm 1975, Việt Nam có sự hiện diện mạnh mẽ của đạo Công giáo, và giáo hội có một vai trò không nhỏ trong xã hội. Nhưng từ năm 1975, chính phủ đã xiết chặt kiểm soát về tôn giáo và các cơ sở tôn giáo. Người Công giáo bị đàn áp, bắt bớ và bỏ tù, như một phần chính sách thanh trừng của chính quyền.

Trong hai thập niên đầu tiên dưới chế độ cộng sản, hàng trăm ngàn người miền Nam Việt Nam đã chạy trốn ra nước ngoài, và ước tính có 350.000 người xin định cư ở Hoa Kỳ. Theo trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, có gần 500.000 người Mỹ gốc Việt Nam ở Hoa Kỳ.

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam mở cửa với các nước nước khác, và bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt, chính quyền Việt Nam bắt đầu bớt áp đặt lên các sự vụ của giáo hội. Trong khi chính phủ không can thiệp vào hàng giáo phẩm, nhưng vẫn cần sự phê chuẩn của chính quyền khi muốn làm những việc như xây dựng nhà thờ hay làm một vài công việc của giáo hội.

Rất nhiều mảnh đất của giáo hội hiện vẫn nằm trong tay chính quyền.

“Tôi thấy nhiều nơi trước đây từng là trường học, giờ bị chính quyền chiếm giữ. Gần đây các cộng đoàn tôn giáo có thể mở trường mẫu giáo, nhưng không được phép mở trường học. Một trong những vấn đề hiện này là khả năng cho giáo hội được thực thi các sứ mạng giáo dục và chăm sóc sức khỏe của mình, mở trường và bệnh viện, những chuyện vốn từng rất mạnh mẽ trước năm 1975.”

Previous articleArnaud Bédat hay niềm đam mê Đức Phanxicô
Next articleTHÁNH GIOAN MATHA SÁNG LẬP DÒNG CHÚA BA NGÔI