Ý NGHĨA MŨ, GẬY, NHẪN CỦA ĐỨC GIÁM MỤC
VÀ DÂY PALIUM (CỦA TỔNG GIÁM MỤC)
1. Mũ mitra: Tượng trưng nhiệm vụ giảng dạy.
Chiếc mũ sọ của giám mục được gọi là “zuchetto” và là biểu tượng ghi dấu các ngài là giám mục, còn chiếc mũ lớn có mũi nhọn được gọi là “mitra” (mitre) và là một biểu tượng thể hiện chức vị của họ, như là các hoàng tử của Giáo hội Công giáo. Chiếc mũ mitra (mũ lớn) là một phẩm phục chính thức trong phụng vụ và được vị giám mục đội trong Thánh lễ và trong khi tiến hành các nghi lễ chính thức khác của Giáo Hội.
Theo thứ bậc trong Giáo Hội, màu sắc của mũ sọ (zucchetto) biểu thị cấp bậc của người đội, ví dụ, mũ sọ của đức giáo hoàng màu trắng, mũ của các hồng y màu đỏ thắm hay đỏ tươi (scarlet) và mũ của các giám mục, đan viện trưởng (viện phụ) và giám chức thuộc địa hạt (terrotirial prelate) màu đỏ tía.
Trong khi cử hành Thánh lễ, giám mục lấy mũ sọ xuống khi bắt đầu Kinh Tiền Tụng và đội lên lại sau phần Hiệp lễ như là một biểu hiện tôn trọng sự “hiện diện thực sự” của Chúa Kitô bằng thân thể, linh hồn và thiên tính”. Trong Thánh lễ, vị giám mục lúc thì đội mũ lớn, lúc lại lấy xuống, tuỳ theo các phần nghi lễ trong phụng vụ.
Mặc dù có một số tranh luận về truyền thống đội mũ sọ và mũ mitra có từ lúc nào (một số người khẳng định đã có từ thời các Tông đồ), nhưng mũ mitra đã có ít nhất từ 1.000 năm nay. Hình dáng của chiếc mũ mitra phải có hình như lưỡi lửa ngự xuống trên đầu các Tông đồ khi các ngài tụ họp trong căn phòng trên lầu vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa gửi Thánh Thần đến với Giáo Hội.
Vị giám mục nhận mũ mitra trong lễ tấn phong giám mục, khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên vị tân giám mục theo cùng một cách thức Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ đầu tiên. Hình dáng mũi nhọn tượng trưng cho lưỡi lửa của Chúa Thánh Thần và liên kết vị giám mục với các Tông đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2).
2. Gậy mục tử: Tượng trưng cho nhiệm vụ cai quản (chăn dắt).
Gậy mục tử mà vị giám mục cầm được gọi là cây gậy (có đầu uốn cong) mục tử hoặc gậy phép của giám mục hoặc côn trượng mục tử. Ngài cầm gậy mục tử trong nghi thức phụng vụ như là dấu hiệu cho thấy ngài là vị mục tử trưởng dẫn dắt đàn chiên Chúa và hướng dẫn họ theo cách Chúa dùng cây gậy mục tử của Người.
3. Nhẫn: Tượng trưng cho nhiệm vụ thánh hóa.
Giám mục còn đeo một chiếc nhẫn mang dấu ấn của giám mục trên mặt của nó. Chiếc nhẫn này là một biểu tượng về lòng trung thành của giám mục với Thiên Chúa và Giáo Hội. Giám mục luôn luôn đeo nhẫn, biểu tượng của lòng trung thành của ngài và sự gắn bó khăng khít với Giáo Hội, với giáo phận (hôn thê của ngài) mà ngài được đặt làm giám mục.
Và cuối cùng, Mũ-Gậy-Nhẫn ám chỉ ba vai trò của Giám mục: Giảng dạy, Chăn dắt và Thánh hoá, về lâu về dài cũng còn là những biểu tượng nhắc nhớ về một đời sống nội tâm xây dựng và phát triển trên cơ sở ba nhân đức đối thần: Nhẫn đức Tin, Mũ đức Cậy và Gậy đức Mến.
4. Thánh giá ngực: Nói lên Thánh giá Đức Giêsu ở ngay trung tâm, ở ngay giữa sứ mạng của ngài.
Trong lễ tấn phong, giám mục cũng nhận một Thánh giá (Pectoral Cross) mà từ đó ngài phải luôn mang trên ngực.
5. Dây Palium (của Tổng Giám mục)
Cùng với các phẩm phục mang trong Thánh lễ, vị tổng giám mục còn mang một dây Pallium.
Dây Pallium thuộc phẩm phục chính yếu của ĐGH từ thế kỷ thứ VI. Sang thời trung cổ, ĐGH cũng ban pallium cho các vị chủ chăn quan trọng trong Giáo Hội như các Đại Diện Tông Tòa đặc biệt và các Tổng Giám Mục Chính Tòa.
Dây Pallium là (sợi dây) giải băng hẹp như dây Stola mà ĐGH bận quanh cổ được dệt bằng lông chiên màu trắng, có thêu 6 hình Thánh giá, (6 hình Thánh giá trên dây Pallium của Giáo Hoàng màu đỏ, của Tổng Giám mục màu đen, xem hình vẽ) được mang choàng qua vai hay cổ (khi đeo, có một phần dài ở phía trước ngực và một phần dài ở sau lưng). Dây Pallium là biểu hiệu cho người mục tử vác chiên trên vai mình. Nó biểu hiện quyền bính và thể hiện sự hiệp thông chặt chẽ giữa các tổng giám mục và vị giáo hoàng Rôma.