Buổi đọc kinh Truyền tin mở đầu Năm Phụng vụ 2017:

120

Buổi đọc kinh Truyền tin mở đầu Năm Phụng vụ 2017:

“Điều quan trọng hơn cả chính là cuộc gặp gỡ sau hết với Chúa

Trưa Chúa nhật 27-11-2016, trong buổi đọc kinh Truyền tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quảng diễn bài Phúc Âm của Chúa nhật I Mùa Vọng (Mt 24, 37-44), khai mạc năm Phụng vụ mới 2017. Ngài mời gọi các tín hữu suy ngẫm về chủ đề Thiên Chúa viếng thăm con người và nhận ra điều quan trọng hơn cả chính là cuộc gặp gỡ sau hết với Chúa; và điều đó sẽ chi phối cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Đức Thánh Cha nói như sau:
“Chào anh chị em thân mến!
Trong Giáo hội, hôm nay bắt đầu một năm phụng vụ mới, tức là một hành trình đức tin mới của dân Chúa. Và như mọi khi, chúng ta bắt đầu với Mùa Vọng.
Trang Phúc âm (x. Mt 24,37-44) dẫn chúng ta vào một trong những chủ đề súc tích nhất của Mùa Vọng: Thiên Chúaviếng thăm con người. Cuộc viếng thăm lần thứ nhất – chúng ta đều đã biết– diễn ra qua việc Nhập Thể, Chúa Giêsu sinh ra trong hang Bêlem; cuộc viếng thăm lần thứ hai diễn ra trong hiện tại: Chúa không ngừng đến thăm chúng ta mỗi ngày, Ngài bước đi bên chúng ta, và đó là sự hiện diện đầy an ủi; và cuối cùng sẽ có cuộc viếng thăm lần thứ ba, lần cuối cùng, mà chúng ta tuyên xưng mỗi khi đọc Kinh Tin Kính: “Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Hôm nay Chúa nói với chúng ta vê cuộc viếng thăm cuối cùng của Ngài, cuộc viếng thăm sẽ diễn ra vàothời sau hết, và Ngài cho chúng ta biết con đường của chúng ta sẽ dẫn đến đâu.
Lời Chúa làm nổi bật sự tương phản của tiến trình thông thường của các sự việc –là những lề thói hằng ngày–, với việcChúa đến bất ngờ. Chúa Giêsu nói: “Trong những ngày ấy, trước nạn hồng thuỷ, người ta vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu; họ chẳng hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới, nhấn chìm mọi sự”(cc. 38-39). Chúa Giêsu đã nói như thế. Bao giờ cũng là điều ấn tượng khi nghĩ đến những giờ phút trước một tai ươnglớn: mọi người đều làm những công việc bình thường mà không nhận ra cuộc sống của mình sắp bị đảo lộn. Chắc chắnPhúc âm không muốn làm cho chúng ta sợ hãi, nhưng muốn mở rộng chân trời của chúng ta hướng đến chiều kích maisau, lớn lao hơn, một mặt tương đối hóa những sự việc hằng ngày, nhưng đồng thời lại làm cho chúng trở nên quý giá,mang tính quyết định . Mối tương quan với Thiên Chúa-sắp đến viếng thăm chúng ta đem lại cho mỗi cử chỉ, mỗi sự việc một ánh sáng khác, một chiều kích, một giá trị biểu tượng.
Trong viễn tượng này, còn có lời mời gọi sống tiết độ, đừng để mình bị thống trị bởi những sự việc đời này, những thực tại vật chất, nhưng phải chế ngự chúng. Trái lại, nếu chúng ta để cho chúng dẫn dắt và thống trị mình, chúng ta sẽkhông thể nhận ra rằng còn có điều gì đó quan trọng hơn nhiều: đó là cuộc gặp gỡ sau hết với Chúa: đó là điều quan trọng. Và mọi việc hằng ngày phải hướng đến chân trời này. Đó là cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng đến vì chúng ta.
Lúc đó, Phúc âm nói, “hai người đàn ông đang làm ruộng: một người được đem đi, một người bị bỏ lại” (c. 40). Đó là lời mời gọi hãy tỉnh thức; vì chúng ta không biết Chúa đến lúc nào, nên phải luôn sẵn sàng ra đi.
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi mở rộng chân trời tâm hồn chúng ta, biết ngạc nhiên trước cuộc sốngđang bày ra mỗi ngày với bao điều mới lạ. Để làm được điều đó, chúng ta phải học cách không lệ thuộc vào an toàn củamình, vào những dự án vững chắc của mình, vì Chúa đến vào giờ chúng ta không ngờ. Ngài đến để đưa chúng ta vào một chiều kích đẹp đẽ hơn và lớn lao hơn.
Xin Đức Maria, Đức Trinh nữ của Mùa Vọng, giúp chúng ta đừng coi mình là chủ sở hữu cuộc sống của mình, đừng chống lại khi Chúa đến thay đổi cuộc sống ấy, nhưng sẵn sàng để cho Ngài đến viếng thăm; Chúa là vị khách được chờ mong và chào đón dù Ngài có làm đảo lộn các kế hoạch của chúng ta”.