Đức ái không phải là một “chọn lựa”, một “chút làm thêm” của đời sống kitô hữu, triết gia người Pháp khẳng định trong tài liệu Hành Động xuất bản gần đây nhân Hội nghị Quốc tế về Bác ái do Hội đồng giáo hoàng Đồng Tâm (Coran Unum) tổ chức vào tháng 2 năm 2016 vừa qua.
Bản tài liệu có tên là Đức ái không bao giờ qua đi. Thiên Chúa là tình yêu (Deus caritas est): Các viễn cảnh, 10 năm sau, tác phẩm được viết 5 thứ tiếng trên trang mạng của bộ (www.corunumjubilaeum.va) và ấn bản giấy được cung cấp theo yêu cầu. Tài liệu gồm các bài tham luận trong Hội nghị, trong đó có bài của triết gia Fabrice Hadjadj, giám đốc Viện Philanthropos ở Fribourg, Thụy Sĩ.
Triết gia nói về đề tài: “Sứ điệp kitô về đức ái: đâu là đóng góp cho nhân loại ngày nay?” Ông đã khẳng định khi trả lời, ngày nay, “trong thế giới hậu hiện đại của chúng ta”, đức ái không phải chỉ là một “chọn lựa” đơn giản của đời sống kitô hữu, cũng không phải chỉ là một “việc làm thêm”, nhưng “càng ngày càng” là sự bảo vệ của luật tự nhiên, sự đảm bảo của một đời sống đơn giản cho loài người. Vì, theo ông, “chúng ta không còn chạm trán với những dị giáo của chân lý, nhưng với tình yêu”. Có nghĩa là nhân danh tình yêu và tình cảm mà “phá thai, trợ tử, hôn nhân đồng tính, chủ nghĩa tiêu thụ, chuyển giống” được thăng cấp.
Như thế, ông giải thích: “Đức ái theo tinh thần kitô phải chạm trán với lòng trắc ẩn của chủ nghĩa chuộng kỹ thuật”, và phải khẳng định các “giới hạn” của kỹ thuật và của con người siêu mạnh. Ngày nay, “Thiên Chúa làm người để con người vẫn còn làm người”, triết gia nói thêm.
Hội nghị Quốc tế ở Vatican
Hội nghị Quốc tế về Bác ái đã được tổ chức vào tháng 2 năm 2016 nhân dịp kỷ niệm 10 năm Thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu (2005), thông điệp đầu tiên của Đức Giáo hoàng Danh dự Bênêđictô XVI. Hơn 200 người tham dự trong sự kiện này để nhìn lại “tinh thần thông điệp đã không kết thúc cách đây 10 năm nhưng vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó”, Đức ông Mgr Giampietro Dal Toso, thư ký Hội đồng giáo hoàng Đồng Tâm giải thích vào ngày 25 tháng 2 vừa qua. Đức ông khuyến khích nên tìm hiểu sâu hơn về khái niệm thần học về đức ái liên hệ đến “căn tính” của Giáo hội công giáo.
Hội đồng giáo hoàng Đồng Tâm được Đức Phaolô VI (1963-1978) thành lập năm 1971. Hội đồng này có mục đích nhằm định hướng và phối hợp các tổ chức và các sáng kiến bác ái của Giáo hội công giáo. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, bộ này sẽ sát nhập vào “siêu bộ” phát triển nhân loại toàn diện do Đức Hồng y Peter Turkson đứng đầy, hiện nay ngài đứng đầu bộ Công lý và Hòa bình.