Có những con đường bạn biết mình sai nhưng lại ngại không chuyển hướng, có những việc bạn biết cần làm nhưng cứ để thời gian trôi qua. Cứ thế mỗi ngày một chút thôi, tưởng chừng chẳng đáng chi, khi nhìn lại mới thấy ngỡ ngàng, rằng thời gian trôi nhanh như chớp mắt, tuổi xế chiều chẳng cứu vãn được gì.
Dưới đây là 5 điều hối hận chung của phần lớn bậc cao niên khi đã đi gần hết chặng đường đời:
1. Bạn có biết 92% người già hối hận vì lúc còn trẻ chưa nỗ lực hết sức, ko làm nên cơ nghiệp gì?
Khi còn trẻ bạn sẽ gặp nhiều cám dỗ mê hoặc, nếu không tỉnh táo minh bạch thì đến một lúc nào đó bạn bỗng tỉnh ngộ, chợt nhận ra mình đã quá tuổi rồi. Một đời trôi qua mang đầy nuối tiếc…
Có nhiều người sống như đang diễn một vở kịch cho người khác, chạy theo số đông, không biết điều mình thực sự mong muốn là gì, người ta học tập tôi cũng học tập, người ta làm việc tôi cũng làm việc, người ta vui chơi tôi cũng vui chơi. Cứ như vậy sao đạt được thành quả to lớn?
Muốn vượt xuất lên để có sự nghiệp thành đạt, thì bạn cần nỗ lực hơn những gì bạn thường thấy trong những mảnh đời thụ động, nhất là khi bạn còn trẻ. Hãy tận dụng thời gian, sức khỏe và ý chí của tuổi trẻ để nhanh chóng thiết lập cho mình một kế hoạch lâu dài và từng bước kiên trì thực hiện, dẫu con đường có nhiều chông gai nhưng bão tố sẽ hun đúc anh tài, kiên cường tiến tới ắt sẽ có được thành công.
2. Có 73% người khi về già hối hận vì lúc còn trẻ đã không đi đúng đường
Có ba người sinh viên, bị miễn cưỡng phân bổ tới các cơ quan nhà nước. Một năm sau, một người không cam tâm suốt ngày phải nhìn sắc mặt của quản lý mà làm những việc mình không muốn làm nên đã chuyển đến một công ty tư mới khởi nghiệp. Hai người kia cũng không hề để ý, họ yên tâm ổn định một nơi để sống qua ngày. Rồi hai năm trôi qua, một người khác quyết định từ chức để mở tiệm tự kinh doanh, người còn lại nhìn hai người bạn vất vả giữa dòng đời mà an phận với những gì mình đã chọn.
Nhiều năm sau ba người gặp lại, người thứ nhất đã trở thành tổng giám đốc một công ty lớn, người thứ hai sở hữu một chuỗi nhà hàng, người còn lại vẫn như ngày ấy đều đều tới văn phòng cũ, đôi lúc chật vật vì mẹ ốm con đau.
Có rất nhiều sự lựa chọn bày ra trước mắt bạn, con đường hy vọng đi tới đỉnh cao với nhiều chông gai và thử thách hay một lối rẽ bình lặng yên ổn của đời thường. Tất cả trong tay bạn, nếu bạn không chịu bỏ ra nỗ lực thì mơ ước sáng lạn sẽ chỉ là viển vông.
3. Có 62% con người khi về già thường hối hận trong việc giáo dục con cái
Có rất nhiều người vì con cái của mình mà hy sinh tất cả, chịu đựng tất cả thương đau và tủi nhục, nâng niu con từng chút một, bao bọc con trong nhung lụa, chiều chuộng con đến từng bước đi. Nhưng họ không nhận ra rằng, họ quên dạy con cách đứng vững trước đường đời, quên dạy con cách tự bước đi khi không có người nâng đỡ, quên dạy con cách cho đi thay vì chỉ nhận lại. Tình yêu mù quáng khiến đứa trẻ chỉ biết nghĩ cho bản thân, ích kỷ và yếu đuối…
Có nhiều người mong con mình sẽ trở thành người tài giỏi, ai cũng nghĩ học ít thật là điều tồi tệ và đáng xấu hổ nhất. Nhiều người ép con học thật nhiều, học trên lớp rồi và học thêm tràn lan dù con không mong muốn.
Học nhiều khiến trẻ phải chịu những áp lực không đáng có ở cái tuổi cần được khám phá thế giới, cần được vui chơi và rèn luyện cách sống văn hóa, ứng xử. Chúng ta có đang biến con mình thành cỗ máy thụ động, nhồi nhét hàng loạt kiến thức mà không biết tương lai có còn nhớ, một cỗ máy với tâm hồn yếu đuối, chỉ biết học mà không có kỹ năng sống hay thậm chí yếu cả về văn hóa ứng xử?
4. Có 57% người khi về già hối hận vì ko trân quý người bạn đời của mình
Tuổi trẻ mà ko biết trân quý, đến già hối hận thì cũng đã muộn rồi. Say rượu mới biết rượu nặng, yêu rồi mới biết tình nặng. Về phương diện tình cảm, vĩnh viễn là khi có được rồi thì thường ko biết trân quý, lúc mất đi rồi mới tiếc nuối khôn nguôi.
5. Có 45% con người khi về già thường hối hận vì ko quý trọng chính bản thân mình
Có bao nhiêu tiền cũng không mua được sức khỏe, không có một thân thể tốt, thì giàu đến đâu cũng phải sống những ngày đau khổ ốm yếu? Lúc còn trẻ không biết trân trọng sức khỏe, cứ thoái mái ăn uống vô độ, thuốc lá rượu chè. Khi về già ốm đau bệnh tật, tự trách mình liệu ích chi?