Nếu bản thân giám mục không tự nguyện từ chức thì sẽ rất khó

215

Nếu bản thân giám mục không tự nguyện từ chức thì sẽ rất khó

Nếu bản thân giám mục không tự nguyện từ chức thì sẽ rất khó

Giáo sư thần học Arnaud Join-Lambert, Đại học Công giáo Louvain giải thích cách Công đồng Vatican II đánh giá lại sứ mệnh của giám mục, đây là chủ đề cân đối quyền lực ít được kiểm tra trong thể chế giáo hội.

la-croix.com, Mélinée Le Priol, 2021-06-16

Các người giúp lễ bưng mũ miện của các giám mục. Corinne SIMON / CIRIC

Làm thế nào để giải thích sức mạnh hiện nay của giám mục trong Giáo hội?

Giáo sư Arnaud Join-Lambert: Nếu giáo hội học của Công đồng Trent được xây dựng trên hình ảnh của cha xứ và giáo hoàng, thì Công đồng Vatican II rất xem trọng Giáo hội địa phương và do đó là giám mục chủ chăn của họ. Ý tưởng chung là trong một giáo phận, chúng ta có thể tìm thấy trọn Giáo hội công giáo ở một nơi. Do đó, theo quan điểm thần học, không có cấp độ trung gian giữa giáo hoàng, người đảm bảo sự hiệp thông, và giám mục, người quản trị một Giáo hội địa phương.

Điều quan trọng nữa là kể từ Công đồng Vatican II, chúng ta không còn nói đến sự thánh hiến nữa mà là tấn phong giám mục. Giám mục ngày nay được xem như một cấp bậc cụ thể của bí tích truyền chức, trong khi trước đây giám mục là một linh mục nhận một sứ vụ đặc biệt.

Làm cách nào để khắc phục “các lỗi lầm đúc khuôn” trong hàng giám mục?

Nếu bản thân giám mục không tự nguyện từ chức thì sẽ rất khó. Bởi vì cách thực thi mục vụ, dù là độc đoán hay bất hợp tác, đều không bị luật Giáo hội trừng phạt. Nó thuộc về cái được gọi là “phong cách giám mục”. Ở giáo phận Quimper, nước Pháp, giám mục Jean-Marie Le Vert, mâu thuẫn với một phần giáo sĩ của mình, đã từ chức vào năm 2015. Nhưng nếu ngài tuyệt đối không tự nguyện thì chắc chắn sẽ rất khó buộc ngài từ chức.

Có thể có những thay đổi trong những năm tới không?

Ngày nay, có một số tiếng nói đang được đưa ra trong Giáo hội để các thủ tục bổ nhiệm giám mục được minh bạch hơn, với sự tham vấn rộng rãi hơn.

Như chúng ta có thể thấy, câu hỏi về “khuôn” là thiết yếu. Và như thế, đó cũng là vấn đề “đúc khuôn” các sứ thần!

Một sự phát triển khác có thể xảy ra, sẽ được thảo luận tại thượng hội đồng tiếp theo về tính công nghị năm 2023: trao cho các cơ quan quản trị trong các giáo phận nhiều quyền hơn. Chẳng hạn, hội đồng mục vụ trong giáo phận có thể là bắt buộc. Còn đối với hội đồng giáo xứ, đã có rồi, hội đồng này có thể ra quyết định, và không chỉ để tham vấn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch